0

Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhân cách ranh giới | Safe and Sound

Rối loạn nhân cách ranh giới được chuyên gia tâm lý xếp vào rối loạn nhân cách thuộc nhóm B (kịch tính/cảm xúc/bất định) đặc trưng bởi tâm trạng, suy nghĩ và hành vi không ổn định. Rối loạn này có thể ảnh hưởng lớn đến cách bệnh nhân nhìn nhận bản thân và thế giới xung quanh.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Định nghĩa rối loạn nhân cách ranh giới

Theo chuyên gia tâm lý, rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder – BPD) là dạng rối loạn được đặc trưng bởi suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng, hành vi căng thẳng, bất ổn. Những người mắc phải tình trạng này có xu hướng phản ứng mạnh mẽ, bốc đồng, giận dữ và thường xuyên thay đổi tâm trạng.

Các chuyên gia tâm lý cho biết, vì cảm xúc thay đổi quá nhanh nên bệnh nhân thường không biết bản thân cần làm gì tiếp theo. Điều này khiến họ trở nên vô cùng nhạy cảm và dễ phản ứng dữ dội, thái quá trong nhiều tình huống.

Khi cảm xúc dâng trào mãnh liệt, họ khó giữ được bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo. Chuyên gia tâm lý khuyến cáo, người bệnh có thể thực hiện những việc nguy hiểm, tự tổn thương bản thân hoặc tấn công người khác.

Ảnh 1: Rối loạn nhân cách ranh giới là một dạng rối loạn cảm xúc

2. Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhân cách ranh giới

Theo chuyên gia tâm lý, biểu hiện của chứng rối loạn nhân cách ranh giới tương tự triệu chứng của nhiều dạng rối loạn tâm thần khác. Do đó, rối loạn nhân cách ranh giới khó được nhận biết chính xác.

Các chuyên gia tâm lý cho biết dấu hiệu nhận biết điển hình của rối loạn nhân cách ranh giới bao gồm:

  • Chủ thể có một hình ảnh về bản thân rất mong manh.
  • Theo các bác sĩ tâm thần, họ bất ổn về cảm xúc (còn được gọi là rối loạn điều tiết cảm xúc) với những đợt dao động tâm trạng nghiêm trọng và những cơn giận dữ ghê gớm và thường xuyên.
  • Họ có những mối quan hệ nồng nhiệt nhưng bất ổn với người khác.
  • Họ sợ phải ở một mình hay bị bỏ rơi, có cảm giác cô đơn và trống rỗng kéo dài, dẫn đến sự cáu bẳn, lo âu và trầm cảm.
  • Họ có những dạng thức tư duy hay tri giác phá rối (còn được gọi là những bóp méo về nhận thức hay tri giác).
  • Họ hành động một cách bốc đồng, có khuynh hướng tự hại và có những suy nghĩ hoặc nỗ lực tự tử.

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhân cách ranh giới

Ảnh 2: Sợ bị bỏ rơi là một trong những triệu chứng đặc trưng của rối loạn nhân cách ranh giới

Theo chuyên gia tâm lý, người bệnh có biểu hiện không ổn định trong quan hệ và cảm xúc với người thân, với bản thân mình, thể hiện sớm và rõ ràng ở tuổi vị thành niên trong các hoàn cảnh khác nhau, có 5 hoặc hơn các tiêu chuẩn sau:

  1. Cố gắng một cách điên cuồng để khỏi bị bỏ rơi trên thực tế hoặc trong tưởng tượng.
  2. Sự không ổn định trong quan hệ với mọi người được đặc trưng bởi sự dao động giữa tuyệt vời và tồi tệ.
  3. Sự tưởng tượng và cảm nhận về bản thân không rõ ràng và không ổn định.
  4. Có xung động tự làm hại mình rõ ràng trên ít nhất 2 khía cạnh (tiêu tiền, quan hệ tình dục, lạm dụng ma tuý, lái xe cẩu thả, ăn vô độ). Lưu ý: Không bao gồm hành vi tự sát hoặc tự huỷ hoại mình.
  5. Tái phát sự đe dọa hoặc có hành vi tự sát và hành vi tự huỷ hoại cơ thể.
  6. Cảm xúc không ổn định thể hiện ở các phản ứng cảm xúc (có những giai đoạn phấn khích, kích động, lo âu rõ ràng kéo dài một vài giờ hoặc đôi khi kéo dài vài ngày).
  7. Luôn có cảm giác trống rỗng.
  8. Dễ nổi cáu mạnh mẽ một cách vô lý hoặc khó kiểm soát được sự nổi cáu (nghĩa là dễ nổi nóng, luôn cáu kỉnh, hay đánh nhau).
  9. Có ý nghĩa paranoid thoáng qua liên quan đến stress hoặc có các triệu chứng rối loạn phân ly nặng.
: Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhân cách ranh giới | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound